Thủ tục mở Khóa mã số thuế
– Doanh nghiệp bị khóa mã số thuế muốn mở lại để hoạt động và kê khai thuế thì cần chú ý những gì?
– Mức phạt vi pham khi bị khóa
***Các nguyên nhân:
– Hết hạn thuê văn phòng nên chuyển qua địa điểm khác mà không thông báo cho thuế. Thuế đi khảo sát tình hình thực tế thì không thấy DN có ở trụ sở => bị khóa MST.
– Khi bị khóa MST thì doanh nghiệp sẽ không thể đăng nhập hay nộp tờ khai qua mạng được
– Khi bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc ko nộp tờ khai quá lâu => cho là bỏ trốn
– Chậm nộp thuế, trốn thuế, Không có hoạt động sản xuất kinh doanh tại nơi đăng ký sản xuất, Không có sự phản hồi lại công văn của CQT
*** Cơ sở pháp lý:
– Luật Quản lý thuế 2006
– Thông tư 80/2012/TT-BTC về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế
– Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành về hóa đơn bán hàng, dịch vụ
– Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
+++ Nội dung phân tích:
+ Về Nguyên nhân đóng mã số thuế
– Tại Khoản 2 điều 15 của Tông tư 80/2012/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) khi vi phạm các hành vi sau: “Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế. Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế. Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế”
+ Về Hóa đơn đóng mã số thuế là hóa đơn bất hợp pháp
– Tại điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là: “Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”
– Theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định về việc sử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).
+++ Các bước mở Mã số thuế khi bị đóng
+++ Bước 01 Nộp tờ khai, BC26, BCTC: Khi phát hiện công ty mình bị khoá mã số thuế việc đầu tiên cần làm là in ra lên cục và chi cục nộp tất cả hồ sơ khai thuế, tình hình báo cáo sử dụng hoá đơn, báo cáo tài chính file giấy... nếu đến kỳ hạn, không sẽ bị phạt hành vi chậm nộp tờ khai (Trung bình 1 mẫu tờ khai từ 700.000đ - 5.000.000đ trung bình 3.500.000 đồng một tờ khai theo Theo điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013)
– Nếu trong quá trình đóng mã số thuế mà phát sinh tình tiết tăng nặng là phát sinh thuế phải nộp thì :
– Truy thu toàn bộ VAT đầu vào 10% tương ứng
– Truy thu toàn bộ thuế TNDN nếu phát sinh ( trừ trường hợp giảm lỗ, và chuyển lỗ)
– Phạt hành vi kê khai sai 20% / tổng tiền thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
– Chậm nộp theo mức 0.05%, 0.07%, 0,03%/ngày theo thời điểm hiệu lực ở các văn bản pháp luật tương ứng
+++ Bước 02 Xuất hoá đơn trong thời gian khoá mã số thuế:
– Xóa bỏ hóa đơn: Với những hóa đơn đầu ra đã xuất trong thời gian bị khóa MST => tiến hành làm Làm văn bản thu hồi và thu hồi tất cả hoá đơn đã lập giao cho khách hàng và cho vào cột "XOÁ BỎ" = Chỉ tiêu [15] trên báo cáo sử dụng hóa đơn BC26/AC.
– Hủy hóa đơn: Đồng thời cần làm thông báo huỷ hoá đơn theo mẫu Mẫu: TB03/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính) cho tất cả hoá đơn chưa viết còn tồn đọng còn lại chưa sử dụng và chưa xuất ra
– Tại quý hiện tại đi vào hoạt động sau khi làm xong thủ tục mở MST để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lại thì ghi vào cột "HỦY" = Chỉ tiêu [19] trên báo cáo sử dụng hóa đơn BC26/AC của tất cả hoá đơn còn lại chưa sử dụng nhưng bị khóa MST nên hết giá trị sử dụng
– Phạt vi phạm hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp: Sau đó đội kiểm tra ra biên bản phạt
Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trong thời gian cơ quan thuế có Quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng hình thức tạm định chỉ sử dụng hóa đơn là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
– Hóa đơn nêu trên là hóa đơn không có giá trị sử dụng.
– Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bị truy thu số thuế phát sinh trong thời gian tạm đình chỉ hóa đơn.
*Mức phạt: Phạt từ 20.000.000đồng đến 50.000.000đồng
– Doanh nghiệp phải thực hiện thu hồi các hóa đơn bất hợp pháp đã sử dụng
= > Note:
– Các bạn thu hồi về rồi vẫn nghĩ không kê khai không bị phạt nhưng hành động thu hồi về chỉ là cách giải quyết hậu quả sau đó và chi cục thuế vẫn tiến hành bị phạt.
– Và đa phần công ty bị khoá mã số thuế là những công ty bị đưa vô diện rủi ro cao về thuế nên tuyệt đối phải mua hoá đơn của thuế/ chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế chứ không được đặt in hoá đơn nữa.
– Thời gian: để mở lại mã số thuế sau đó gần 30 ngày
– Bộ phận cần làm việc : Bộ phận ấn chỉ và đội kiểm tra thuế.
+ Công ty các bạn khi nợ tiền thuế nên tư vấn cho ban giám đốc nộp thuế từ từ và chia nhỏ đừng để tồn đọng bị khoá
+ Nếu công ty các bạn thay đổi địa điểm thì nhớ thông báo với cục và chi cục đầy đủ tránh để rơi vào tình trạng DN bỏ trốn đị điểm kinh doanh
+ Một trường hợp nữa cụng bị khoá mã số thuế đó là quên nộp tờ khai cũng dẫn tới tình trạng này kéo theo bị khoá mã số thuế.
Nguồn tham khảo:
– Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014
– Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013
– Và tham khảo thêm của Phạm Hậu.
Ngày:
Ngày:
Ngày:
Ngày:
Ngày:
Hôm nay: 1723
Hôm qua: 1615
Tuần này: 1768
Tuần trước: 14082
Tháng này: 17378
Năm nay: 358831
Tổng truy cập: 361384